Cách nhận biết gỗ quý
Cách nhận biết gỗ quý - Cách phân biệt gỗ quý
Thời gian qua chúng tôi nhận được nhiều yêu cầu hỗ trợ từ khách hàng cách nhận biết gỗ do trên thị trường có nhiều cơ sở làm ăn không uy tín, thường lừa gạt khách hàng thiếu hiểu biết về gỗ vì vậy chúng tôi mong muốn cập nhật một số thông tin cơ bản về cách nhận biết một số loại gỗ quý... Tốt gỗ hơn tốt nước sơn vì vậy các bạn trước khi mua hàng hãy xem kỹ chất lượng sản phẩm
1. Gỗ Hoàng đàn (hay còn gọi gỗ sưa)Mô tả:
Cây gỗ nhỡ, thường xanh, cao 15 - 20m hay hơn, có đường kính thân đến 0,4 - 0,6m hay hơn. Vỏ màu xám nâu, nứt dọc. Cành con hình trụ hay hình 4 góc, chia nhánh trên cùng một mặt phẳng. Tán hình tháp rộng. Lá hình vảy xếp 4 dãy xít nhau trên cành. Nón đơn tính, cùng gốc; nón đực hình thuôn, dài 5 - 6m; nón cái hình cầu, khi già có đường kính 1,5 - 2cm, mang 6 -8 (- 14) vảy, hình khiên. Mỗi vảy mang 6 - 8 hạt, gân hinh cầu và hơi dẹt với một nón ở bên. Có hai loài sưa chính là cây sưa trắng và cây sưa đỏ, sưa trắng cho hoa đẹp, thường trồng cho các dự án cây công trình, quả to đốt ko có mùi nhưng giá trị gỗ ko bằng sưa đỏ. Cây sưa đỏ có lá so le, cây thường sùn sì khi thành gỗ lớn, lâu năm tuổi, quả chùm và đốt có mùi thối. Ngoài ra còn có Sưa màu đen được gọi là Tuyệt gỗ, loài này rất hiếm thấy. Cây Sưa chủ yếu phân bổ ở miền Bắc Việt nam và được tìm thấy rải rác tại Hải Nam, Trung Quốc (tại đây gọi nó là – Hoàng (huỳnh) đàn Việt Nam.
Giá trị:
Gỗ tốt và mịn, không bi mối mọt, có mùi thơm dịu. Dùng trong xây dựng, làm đồ dùng cao cấp, đồ dùng văn phòng và nhất là đồ mỹ nghệ.. Gỗ thân và nhất là gỗ rễ chứa nhiều tinh dầu, dùng chữa sưng tấy, bong gân, bôi vết thương có tác dụng sát trùng hay dùng trong công nghệ sản xuất xà phòng thơm và nước hoa. Gỗ rễ được dùng phổ biến để làm hương cao cấp.
Gỗ tốt và mịn, không bi mối mọt, có mùi thơm dịu. Dùng trong xây dựng, làm đồ dùng cao cấp, đồ dùng văn phòng và nhất là đồ mỹ nghệ.. Gỗ thân và nhất là gỗ rễ chứa nhiều tinh dầu, dùng chữa sưng tấy, bong gân, bôi vết thương có tác dụng sát trùng hay dùng trong công nghệ sản xuất xà phòng thơm và nước hoa. Gỗ rễ được dùng phổ biến để làm hương cao cấp.
Gỗ sưa vừa cứng lại vừa dẻo, chịu được mưa nắng Gỗ sưa có màu đỏ, màu vàng, có vân rất đẹp có mùi thơm mát thoảng hương trầm Khi đốt tàn có màu trắng đục. Gỗ sưa chỉ dùng phần lõi những cây trên trăm tuổi. Gỗ sưa thớ mịn, vừa cứng lại vừa dẻo, có nhiều hoa văn đẹp
Một số sản phẩm chế tác từ gỗ sưa
2. Gỗ trắc
Mô tả:
Gỗ Trắc là tên riêng chỉ loài cây Dalbergia cochinchinensis, đôi khi cũng được gọi chung cho tên chi. Loài trắc còn có tên khác là cẩm lai Nam Bộ. Tính từ cochinchinensis là chỉ xuất xứ Nam Kỳ của xứ Đông Dương thuộc Pháp cũ.
Gỗ Trắc là tên riêng chỉ loài cây Dalbergia cochinchinensis, đôi khi cũng được gọi chung cho tên chi. Loài trắc còn có tên khác là cẩm lai Nam Bộ. Tính từ cochinchinensis là chỉ xuất xứ Nam Kỳ của xứ Đông Dương thuộc Pháp cũ.
Cây gỗ lớn, cao 25 mét, đường kính có thể tới 1m, gốc thường có bạnh vè. Vỏ nhẵn, màu xám nâu, nhiều xơ, vết đẽo dầy màu vàng nhạt sau đỏ nâu. Cành nhiều, cành non mảnh nhẵn, lốm đốm nốt sần. Lá kép lông chim 1 lần mọc cách, dài 15–20 cm. Cuống lá dài 10–17 cm mang 7-9 lá chét. Lá chét hình trái xoan đầu nhọn dần, có mũi lồi ngắn. Hoa tự hình chùm hoặc xim viên chùy ở nách lá, các lá bắc sớm rụng. Hoa lưỡng tính, không đênu; đài hợp gốc, đỉnh xẻ 5 thùy, tràng hoa màu trắng. Nhị có cong thức 9+1. Quả đậu mỏng, dài 5–6 cm, rộng 1 cm, mang 1-2 hạt màu nâu, hạt nổi gồ ở quả.
Cây trắc phát triển tương đối chậm. Lúc nhỏ thì chịu bóng, lớn lên ưa sáng. Cây mọc rải rác trong rừng, thường xanh hoặc nửa rụng lá. Cây trắc mọc ở những nơi có độ cao tuyệt đối không quá 500m. Vào mùa khô, trắc rụng lá nhưng dễ nảy chồi mới.
Loài cây này được tìm thấy tại Campuchia, Lào, Thái Lan, và Việt Nam.
Ở Việt Nam, cây mọc rải rác ở Quảng Nam (Hiên, Giằng, Phước Sơn), Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế trở vào Nam, nhiều nhất ở Kon Tum (Đắc Tô, Sa Thầy).
Ở Việt Nam, cây mọc rải rác ở Quảng Nam (Hiên, Giằng, Phước Sơn), Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế trở vào Nam, nhiều nhất ở Kon Tum (Đắc Tô, Sa Thầy).
Gỗ trắc có vân rất đẹp và thớ mịn. Gỗ trắc thuộc cây gỗ lớn, gỗ rất cứng, nặng, thớ gỗ mịn có mùi chua nhưng không hăng, gỗ trắc rất bền không bị mối mọt, cong vênh.
Gỗ trắc Khi quay giấy giáp thì rất bóng bởi trong gỗ có sẵn tinh dầu.
Một số sản phẩm chế tác từ gỗ trắc
3. Gỗ Cẩm Lai
Phật Di Lặc Gỗ Cẩm Nghệ
Gỗ cẩm thị được biết đến là loại gỗ có giá trị cao nhất trong các loại gỗ cẩm và cũng là loại cảm khó phân biệt nhất đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm mới có thể phân biệt chính xác loại gỗ này. gỗ cẩm thị trên thị trường Việt Nam thường có vân to và rõ nét, độ tương phản giữa màu của vân gỗ và màu gỗ rất rõ nét nhìn rất đẹp đó cũng là điểm tại nên giá trị cho loại gỗ này.
Tiếp đến là những đặc điểm của gỗ cẩm vân cũng có những đặc điểm tương tự như các loại gỗ cẩm khác, ở cẩm vân nổi bật lên là các đường vân gỗ nhiều nhỏ và trài đều cả thân gỗ. Nhìn vân gỗ mảnh có hình dạng rất phong phú và đẹp mắt.
Dù là loại cẩm nào thì gỗ cẩm cũng là một trong những loại gỗ tốt và quý
4. Gỗ Hương
Gỗ Hương gồm: Hương đá - Dáng hương - Giáng hương - Đinh hương
Mô tả:
Cây gỗ to có tán lá hình ô, rụng lá, cao 25 - 35m, đường kính thân 0,7 - 0,9m hay hơn nữa. Gốc có bạnh vè, thân thẳng, vỏ màu xám, bong những vảy lớn không đều hay hơi nứt dọc, có nhựa mủ đặc màu đỏ tươi chảy ra khi bị chém. Cành non mảnh, có lông, cành già nhẵn, lá kép lông chim lẻ một lần, dài 15 - 25cm; mang 9 - 11 lá chét hình bầu dục thuôn hay hình trứng - thuôn, dài 4 - 11cm, rộng 2 - 5cm, gốc tròn hoặc tù, đầu có mũi nhọn cứng, hơi có lông. Cụm hoa hình chùy ở nách lá, phủ lông màu nâu, dài 5 - 9cm. Hoa màu vàng nghệ, có cuống dài và nhiều lông, mùi rất thơm. Quả tròn, đường kính 5 - 8cm, dẹt, có mũi cong về phía cuống, màu vàng nâu, giữa có 1 hạt, xung quanh có cánh rộng và có lông mịn như nhung.
Mô tả:
Cây gỗ to có tán lá hình ô, rụng lá, cao 25 - 35m, đường kính thân 0,7 - 0,9m hay hơn nữa. Gốc có bạnh vè, thân thẳng, vỏ màu xám, bong những vảy lớn không đều hay hơi nứt dọc, có nhựa mủ đặc màu đỏ tươi chảy ra khi bị chém. Cành non mảnh, có lông, cành già nhẵn, lá kép lông chim lẻ một lần, dài 15 - 25cm; mang 9 - 11 lá chét hình bầu dục thuôn hay hình trứng - thuôn, dài 4 - 11cm, rộng 2 - 5cm, gốc tròn hoặc tù, đầu có mũi nhọn cứng, hơi có lông. Cụm hoa hình chùy ở nách lá, phủ lông màu nâu, dài 5 - 9cm. Hoa màu vàng nghệ, có cuống dài và nhiều lông, mùi rất thơm. Quả tròn, đường kính 5 - 8cm, dẹt, có mũi cong về phía cuống, màu vàng nâu, giữa có 1 hạt, xung quanh có cánh rộng và có lông mịn như nhung.
Nơi sống và sinh thái:
Mọc ở độ cao dưới 700 - 800m, chủ yếu trong rừng rậm nhiệt đới nửa rụng lá, ít khi thường xanh mưa mùa hay ở ranh giới với rừng rụng lá cây họ Dầu (Diperocapaceae). Thường mọc hỗn giao với một số loài cây lá rộng khác như gõ đỏ (Afzelia xylocalpa), Muồng đen (Cassia siamea) Bằng lăng (Lagerstromia sp), Bình linh (Vitex sp), Dầu trai (Dipterocarpus itricatus), Cà doong (Shoea roxburghii), Chiêu liêu (Terminalia sp.).. Cây ưa đất thoát nước, có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, phong hóa từ các đá trầm tích và macma axit, có khi cả trên đất đỏ bazan.
Mọc ở độ cao dưới 700 - 800m, chủ yếu trong rừng rậm nhiệt đới nửa rụng lá, ít khi thường xanh mưa mùa hay ở ranh giới với rừng rụng lá cây họ Dầu (Diperocapaceae). Thường mọc hỗn giao với một số loài cây lá rộng khác như gõ đỏ (Afzelia xylocalpa), Muồng đen (Cassia siamea) Bằng lăng (Lagerstromia sp), Bình linh (Vitex sp), Dầu trai (Dipterocarpus itricatus), Cà doong (Shoea roxburghii), Chiêu liêu (Terminalia sp.).. Cây ưa đất thoát nước, có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, phong hóa từ các đá trầm tích và macma axit, có khi cả trên đất đỏ bazan.
Phân bố:
Việt Nam: Kontum (Sa Thầy), Gia Lai (Chư Prông, Mang Yang, An Khê), Đắc Lắc (Đắc Min, Ea Súp ), Phú Yên (Sơn Hòa, Sông Bé Phước Long, Đức Phong), Đồng Nai (Tân Phú), Tây Ninh (Tân Biên )
Việt Nam: Kontum (Sa Thầy), Gia Lai (Chư Prông, Mang Yang, An Khê), Đắc Lắc (Đắc Min, Ea Súp ), Phú Yên (Sơn Hòa, Sông Bé Phước Long, Đức Phong), Đồng Nai (Tân Phú), Tây Ninh (Tân Biên )
Giá trị:
Gỗ đẹp, lại có mùi hơi thơm nên thuộc loại gỗ quí ngoại hạng. Gỗ cứng, vân hoa rất đẹp, ít nứt nẻ không bị mối mọt, dùng trong xây dựng và đóng đồ dùng cao cấp như bàn, ghế, tủ, giường... rất được ưa chuộng dùng trong chế tác tượng. Nhựa có thể dùng làm thuốc nhuộm màu đỏ.
Gỗ đẹp, lại có mùi hơi thơm nên thuộc loại gỗ quí ngoại hạng. Gỗ cứng, vân hoa rất đẹp, ít nứt nẻ không bị mối mọt, dùng trong xây dựng và đóng đồ dùng cao cấp như bàn, ghế, tủ, giường... rất được ưa chuộng dùng trong chế tác tượng. Nhựa có thể dùng làm thuốc nhuộm màu đỏ.
Đặc điểm chung: Màu sắc: vàng đỏ
Mùi vị: Hương thơm nhẹ
Cách phân biệt: Gỗ hương ngâm vào nước, nước sẽ có mầu vàng chanh.
Mùi vị: Hương thơm nhẹ
Cách phân biệt: Gỗ hương ngâm vào nước, nước sẽ có mầu vàng chanh.
Một số sản phẩm chế tác từ gỗ hương
Post a Comment